Thẩm tra thiết kế

by admin
10 minutes read
79 / 100

Phạm vi việc thẩm tra thiết kế tại trang này không chỉ cho thiết kế nói riêng, mà còn áp dụng cho việc thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS), báo cáo nghiên cứu khả thi (FS), dự toán, tổng mức đầu tư, hồ sơ mời thầu, …

Định nghĩa:

Trong điều 3, Luật Xây dựng 2014, thẩm tra được định nghĩa như sau:

Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định.

Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm tra

Được quy định trong điều 154, Luật Xây dựng 2014.

Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi (FS).

Theo mẫu 02 của thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình

1. Nội dung thẩm tra thiết kế cơ sở: (một số hoặc toàn bộ nội dung dưới đây tùy theo yêu cầu thẩm tra của chủ đầu tư).

a) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;

b) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ: Kết luận về bảo đảm an toàn xây dựng của giải pháp thiết kế; kiểm tra sự phù hợp của giải pháp thiết kế với các giải pháp bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ theo ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền theo Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy;

c) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế cơ sở: Đánh giá về danh Mục tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định hiện hành; đánh giá sự tuân thủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế cơ sở.

2. Thẩm tra các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi:

a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;

b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;

c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư:

– Kiểm tra phương pháp lập tổng mức đầu tư; đánh giá nội dung cơ cấu tổng mức đầu tư đề nghị thẩm tra; kiểm tra sự phù hợp trong việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá và chế độ chính sách liên quan trong công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

– Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công việc trong tổng mức đầu tư; kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của nội dung chi phí trong tổng mức đầu tư;

– Giá trị tổng mức đầu tư sau thẩm tra (nêu rõ giá trị của từng Khoản Mục chi phí, nguyên nhân tăng, giảm)

d) Đánh giá tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).

Nội dung, phạm vi công tác thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng.

Theo mẫu 03 của thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016

Thẩm tra thiết kế

1. Sự phù hợp của thiết kế xây dựng bước sau so với thiết kế xây dựng bước trước:

a) Thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) so với thiết kế cơ sở;

b) Thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế trong trường hợp thiết kế một bước.

2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật; quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình:

– Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:

– Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:

3. Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận:

– Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.

– Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.

5. Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ (nếu có).

6. Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.

7. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).

Ngoài ra, có thể theo yêu cầu của Khách hàng, có thêm một số nội dung sau:

– Xem xét năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật.

– Thẩm tra quy trình bảo trì công trình. (Cho công trình từ cấp I trở lên).

Thẩm tra dự toán

1. Nguyên tắc thẩm tra:

a) Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;

b) Về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các Khoản Mục chi phí khác trong dự toán công trình;

c) Về giá trị dự toán công trình.

2. Giá trị dự toán xây dựng sau thẩm tra

Nguyên nhân tăng, giảm: (nêu rõ lý do tăng, giảm).

3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).

Chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán:

Có thể xác định theo một trong các cách sau:

  • Theo hợp đồng tương tự, cho công trình tương tự về quy mô, độ phức tạp.
  • Tính theo tỉ lệ % giá trị xây dựng.
  • Lập dự toán chi phí.

Có thể tham khảo Quyết định 79/QĐ-BXD năm 2017 công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. (Đã lỗi thời)

Cập nhật: Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Xin vui lòng xem bài viết về Thông tư 16 tại đây.

Hợp đồng Tư vấn thẩm tra:

Là một dạng hợp đồng dân sự, thuộc loại hợp đồng trong xây dựng. Có thể tham khảo các mẫu hợp đồng sau:

Mẫu trong Thông tư 08/2016/TT-BXD Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.

Mẫu hợp đồng FIDIC giữa Chủ đầu tư và Tư vấn (Quyển sách trắng/ White Book).

You may also like