Mũ bảo hiểm đã trở nên một loại trang thiết bị bảo hộ lao động hàng ngày trên các công trường xây dựng trên khắp thế giới. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm và địa điểm bắt đầu sử dụng chúng.
Rất nhiều người tin rằng việc sử dụng rộng rãi mũ bảo hiểm bắt đầu tại các công trường xây dựng khổng lồ thời kỳ những năm 1930, gồm cả công trường xây dựng cầu Cổng Vàng ở California và Đập Hu-vơ. Thậm chí có cả suy nghĩ cho rằng tác giả người Séc là Franz Kafka là người đã sáng tạo ra chiếc mũ bảo hiểm dân sự khi ông ta làm việc tại Viện bảo hiểm tai nạn cho công nhân tại Vương quốc Bohemia năm 1912, mặc dù ý kiến này không được xác nhận.
Tuy nhiên chiếc mũ cứng này đã cứu mạng rất nhiều người trong những năm qua. Hiện nay, việc sử dụng mũ bảo hiểm này là yêu cầu pháp lý bắt buộc cho các công trường xây dựng tại Anh Quốc. Mũ phải làm từ sợi thủy tinh cứng hoặc mũ bằng nhựa cứng, để giữ an toàn cho đầu khi đội trên toàn bộ đất nước.
Có thể bạn không biết rằng các màu sắc khác nhau của mũ thể hiện các ý nghĩa sự việc khác nhau trên công trường, để cho công nhân nhận biết được ai là ai và vai trò, chức năng, chức vụ trên công trường là gì. Mặc dù quy định về hệ thống màu sắc này là khác nhau ở các nước khác nhau, thậm chí là ngay cả đối với các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số quy ước cơ bản đối với việc này, giúp cho các bạn nhận biết được công nhân ở các bộ môn khác nhau căn cứ vào màu sắc mũ mà họ đội.
Một chiếc mũ bảo hiểm của người kỹ sư xây dựng thuộc loại giống mũ sắt, được sử dụng phổ biến tại những môi trường công việc như trong ngành công nghiệp, các công trường xây dựng để bảo vệ đầu khỏi bị thương do những vật thể rơi gây ra, do các mảnh vỡ văng vào, bảo vệ khỏi trời mưa, và sốc điện. Phía trong mũ có một hệ thống các dải băng treo để phân tán trọng lượng của mũ và phân tán lực tác động trên đỉnh mũ. Hệ treo này tạo ra một khoản trống khoản 30 mm giữa vỏ mũ và đầu người đội, để cho nếu bị một vật thể tác động vào vỏ mũ, ảnh hưởng gây ra sẽ không bị truyền trực tiếp vào xương sọ. Một số mũ bảo hiểm có một đường gân gia cố ở giữa mũ để tăng cường khả năng chống lại tác động. Mũ leo núi cũng có thiết kế tương tự mặc dù được sử dụng trong những hoàn cảnh khác.
Ý nghĩa của Màu sắc các loại mũ
Màu trắng
Chủ nhiệm công trường, đốc công, kỹ sư hoặc các giám sát viên thường đội mũ màu trắng trên công trường.
Màu vàng
Màu vàng là màu mũ phổ biến của công nhân, người lao động khác, của người vận hành máy đào đất.
Màu xanh da trời (Blue)
Thợ mộc hoặc những người vận hành kỹ thuật khác gồm cả thợ điện sẽ thường đội mũ màu xanh da trời, trong khi màu cam được sử dụng nhiều ở những người làm đường.
Màu xanh lá cây
Mũ màu xanh lá cây có thể là những người thanh tra an toàn lao động, nhưng cũng có thế sử dụng cho những công nhân mới đến công trường hoặc cho nhân viên thực tập.
Màu da cam
Thường dùng cho những người vận hành máy nâng, những người chuyển tín hiệu cho lái cẩu, hoặc những người điều tiết giao thông nhưng chủ yếu là dùng cho người vận hành máy nâng để cho người lái cẩu có thể phân biệt họ với những người vận hành thiết bị khác.
Màu đỏ
Mũ đỏ thường dùng cho người Phụ trách vê an toàn phòng cháy chữa cháy (AT PCCC).
Màu nâu
Mũ màu nâu thường dùng cho thợ hàn hoặc những người làm việc tiếp xúc với các nguồn nhiệt độ cao.
Màu ghi xám
Mũ màu này thường để cho những người khách đến thăm công trường. Còn trong trường hợp người lao động quên mũ hoặc để lẫn mất, còn có loại mũ màu hồng sáng ở công trường cho họ dùng tạm thời lúc đó.
Như trên đã nói, hệ thống màu cho mũ bảo hiểm là tổng quát và không có quy định bằng văn bản nào trong ngành. Một số công ty sẽ không sử dụng đúng toàn bộ hệ thống màu mũ như trên nên trước khi bắt đầu cho một công trường mới, cần tham khảo trước.
Có một số nơi quy định về màu của mũ bảo hiểm trong hợp đồng thi công xây lắp. Có nơi thì quy định tại Nội quy công trường. Có nơi thì do Nhà thầu quy định trong Kế hoạch an toàn của Nhà thầu và được Chủ đầu tư phê duyệt.
Điểm cuối cùng, quan trọng nhất là cho dù hệ thống phân biệt màu sắc là quan trọng và có lợi ích đáng kể về an toàn, nhưng có đội mũ chắc chắn là hơn là không đội mũ. Dù vậy, có những vụ việc cá biệt về việc phải dừng công việc do người lao động sử dụng mũ bảo hiểm sai màu. Năm 2008, công trường dự án trị giá 285 triệu bảng xây dựng tổ hợp thương mại bán hàng tại Anh đã bị đình chỉ do người lao động tại công trường không đội mũ đúng màu quy định.
Thay mũ khi hết hạn sử dụng
Một thực tế nữa về mũ bảo hiểm ít người biết là mũ bảo hiểm cũng có hạn sử dụng !. Lý do là mũ bảo hiểm thông thường được làm từ nhựa cứng, là loại vật liệu sẽ bị tác động của thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ cứng sẽ yếu đi. Để giúp người dùng phân biệt được lúc nào cần thay mũ bảo hiểm, người ta in hoặc khắc lên mũ. Một số hãng mũ thì dán miếng dán phai màu theo thời gian để báo cho bạn biết khi nào cần thay mũ. Việc mũ được sử dụng lâu hay không lâu phụ thuộc vào môi trường sử dụng, bảo quản và bị hư hại như thế nào. Cần chắc chắn một điểm là bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để biết được khi nào thì nên thay mũ.
Còn câu hỏi trên tiêu đề có lẽ các bạn đều thắc mắc là chưa có thông tin giải đáp trong bài này ? Có thể có một số khả năng như sau: 1) Quy định ban đầu như thế, không ai muốn thay đổi 2) Màu trắng hợp cho dân cổ cồn 3) Màu trắng đẹp, thể hiện cho công trường sạch sẽ, …. và tùy theo giải thích riêng của các bạn thấy hợp lý nhất.
2 comments
[…] trọng tham gia vào một dự án là đơn vị Tư vấn giám sát, những người đội mũ bảo hiểm trắng, những người Kỹ sư tư vấn giám sát thường xuyên xuất hiện trên công […]
[…] nhân phải được dùng liên tục. Tối thiểu, mỗi người lao động phải đội mũ bảo hiểm và đeo kính an […]