MỤC LỤC
Giới thiệu:
Tiêu chuẩn TCVN 6396-72:2010 là tiêu chuẩn Quốc gia về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và chở hàng. Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là quy định các yêu cầu cho thang máy được chỉ định là thang máy chữa cháy trong công trình, để cho lính chữa cháy sử dụng đảm bảo an toàn để tiếp cận chữa cháy và rút khỏi đám cháy. Để tuân thủ tiêu chuẩn này, các thang máy chữa cháy phải đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cụ thể từ khâu thiết kế, chế tạo đến lắp đặt, vận hành, chạy thử.
Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn này gồm có 3 nội dung chính yêu cầu phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy như sau:
- Giải cứu từ bên ngoài;
- Giải cứu từ bên trong;
- Yêu cầu chống nước của thiết bị
Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho Thang máy chữa cháy, là Thang máy được lắp đặt chủ yếu để phục vụ hành khách với sự bảo vệ bổ sung, các thiết bị điều khiển và tín hiệu được điều khiển trực tiếp bởi đội chữa cháy.
Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các thang máy chữa cháy mới, được lắp đặt sau ngày công bố tiêu chuẩn này. (1.4)
Tiêu chuẩn không áp dụng cho: (1.2)
– Thang máy hai tầng;
– Thang máy đã được lắp đặt trong các tòa nhà;
– Sự sửa chữa quan trọng cho thang máy đã lắp đặt trước khi công bố tiêu chuẩn này;
– Thang máy có hai lối vào mà hành lang phòng cháy của thang máy chữa cháy không được bố trí ở cùng một phía với hành lang của lối vào phục vụ chữa cháy.
Các yêu cầu cơ bản của thang máy chữa cháy
Được quy định chi tiết tại 5.2.
Về bảo vệ tránh nước đối với thiết bị điện, quy định chi tiết tại 5.3.
Quy định về giải cứu các lính chữa cháy bị mắc kẹt trong cabin (5.4), các quy định, quy trình về giải cứu từ bên ngoài cabin, các phương tiện giải cứu phù hợp như thang cố định, thang xách tay, các thang dây, … (5.4.3), tự giải cứu từ bên trong cabin, các phương tiện, cấu tạo để giải cứu như thang cứng, lối tiếp cận để mở cứa thoát hiểm, tạo các bậc thích hợp trong cabin, … (5.4.4)
Các yêu cầu về hệ thống điều khiển (5.8) sự gọi về ưu tiên đối với thang máy chữa cháy khi kích hoạt tín hiệu báo cháy, Ví dụ (5.8.7 a) tất cả các điều khiển tại tầng dừng và điều khiển trong cabin của thang máy cứu hỏa phải ngừng hoạt động và tất cả các cuộc gọi đã đăng ký hiện có phải được hủy.
Phải thực hiện kiểm tra các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ, làm bảng kiểm tra (checklist) theo bảng 3 (6).
Quy trình giải cứu từ bên ngoài (7.3), quy trình tự giải cứu (7.4).
Các Phụ lục trong tiêu chuẩn:
Phụ lục A: Khái niệm chữa cháy đối với các tòa nhà cao tầng
Phụ lục B: Các sơ đồ bố trí cơ bản đối với thang máy chữa cháy
Phụ lục C: Các nguồn cung cấp điện cho thang máy chữa cháy
Phụ lục D: Sự bảo vệ tránh nước trong giếng thang
Phụ lục E: Các khái niệm về ngăn phòng cháy
Phụ lục F: Hình minh họa dùng cho thang máy chữa cháy
Phụ lục G: Các ví dụ về khái niệm giải cứu đối với lính chữa cháy.
Chi tiết, xin vui lòng xem toàn văn Tiêu chuẩn TCVN 6396-72:2010 về Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và chở hàng. Phần 72: Thang máy chữa cháy và các tài liệu hướng dẫn của hãng thiết kế sản xuất thang máy.