MỤC LỤC
Phân loại thiết kế xây dựng:
Hiện nay thiết kế được phân loại như sau:
Trình tự của thiết kế xây dựng: (điều 78, Luật Xây dựng 2014)
Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có).
Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (Điều 80, Luật Xây dựng 2014)
1. Phương án kiến trúc.
2. Phương án công nghệ (nếu có).
3. Công năng sử dụng.
4. Thời hạn sử dụng và quy trình vận hành, bảo trì công trình.
5. Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu.
6. Chỉ dẫn kỹ thuật.
7. Phương án phòng, chống cháy, nổ.
8. Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Dự toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế xây dựng.
Sự liên hệ của Tư vấn thiết kế với các bên liên quan khác:
Hiện nay, mối liên hệ cụ thể nhất là quy định về việc Nhà thầu Tư vấn thiết kế đối với thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình theo hợp đồng tư vấn thiết kế.
Trên thực tế, trong quá trình triển khai dự án, Nhà thầu tư vấn thiết kế còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý dự án của Khách hàng/ Chủ đầu tư. Cụ thể, Tư vấn thiết kế tham gia/ hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mời thầu thi công xây lắp, thương thảo và đàm phán với đơn vị xây lắp, thay mặt chủ đầu tư giám sát xây dựng, và tham gia/ hỗ trợ trong giai đoạn vận hành thử nghiệm hoặc vận hành chính thức ban đầu.
Ngoài ra, tư vấn thiết kế còn có thể cung cấp thêm cho Chủ đầu tư/ Khách hàng các dịch vụ đặc biệt khác trực tiếp hoặc thông qua tư vấn phụ khác cung cấp các dịch vụ như: khảo sát địa hình, địa chất, đánh giá tác động môi trường, khảo sát vật tư, vật liệu, thiết bị, nâng cấp, cải tiến thiết kế do tư vấn khác lập, hỗ trợ pháp lý quản lý dự án, thiết kế biện pháp thi công, thiết kế biện pháp sửa chữa, …
KẾT LUẬN:
Tư vấn thiết kế nói riêng, Kỹ sư tư vấn nói chung có thể mang lại lợi ích gia tăng đáng kể cho dự án. Am hiểu được rõ ràng những gì sẽ thực hiện được cho khách hàng sẽ giúp cho khách hàng của mình xây dựng được phạm vi công việc phục vụ tốt nhất cho dự án của họ. Để cho dự án được thành công, việc đảm bảo rằng phạm vi công việc của Tư vấn thiết kế phải được thấu hiểu thông qua trao đổi giữa khách hàng và nhà tư vấn.
Các cách phân chia giai đoạn trong một dự án xây dựng là khác nhau tại các khu vực quốc gia khác nhau. Mặc dù có một số điểm chung, nhưng khi làm việc với các đối tác nước ngoài, sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian để tìm hiểu, giải thích cho họ về những điểm tương đồng trong luật và quy định tại Việt Nam.
Cùng với việc làm rõ về phạm vi công việc, các quá trình khác cũng bị thay đổi theo, ví dụ như tiến độ bàn giao, kế hoạch dự án, kết hợp, phối hợp với các tư vấn khác, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và thiết bị. Điều này cho thấy, công việc thiết kế dự án phải là Tư vấn thiết kế, gồm hai phần Thiết kế, Tư vấn mới đầy đủ và bao quát hết được phạm vi của công việc thiết kế.