Những điểm mới trong Thông tư 04/2019/TT-BXD về Tư vấn giám sát

by admin
5 minutes read
TT 04/2019/TT-BXD
80 / 100

Ngày 16 tháng 8 năm 2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, trong đó, bổ sung, sửa đổi quy định mới về công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

Thông tư 04/2019/TT-BXD

Một số điểm đáng chú ý trong Thông tư 04/2019/TT-BXD như sau:

1. Bổ sung nội dung về trách nhiệm quyền hạn của Giám sát trưởng

2. Bổ sung nội dung về trách nhiệm quyền hạn của Giám sát viên.

Nhận xét:
Trong thông tư này là cụ thể hóa hơn về vị trí giám sát trưởng và giám sát viên như được nêu tại điều 26 của Nghị định 46/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, trong thông tư này cũng như trong nghị định 46 đều không có phần định nghĩa cho giám sát trưởng và giám sát viên.

Định nghĩa này lại nằm trong một văn bản khác hướng dẫn Luật Xây dựng là Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như sau:
“Giám sát trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một dự án hoặc công trình cụ thể”

Với việc không có mục định nghĩa riêng cho giám sát trưởng và giám sát viên trong Nghị định 46/2015/NĐ-CP cũng như Thông tư 26/2016/TT-BXD,  04/2019/TT-BXD  dẫn đến sự sử dụng cụm từ này không nhất quán.

Cụ thể trong thông tư 26/2016/TT-BXD, Phụ lục 2, về bản vẽ hoàn công lại sử dụng cụm từ “Tư vấn giám sát trưởng” thay vì Giám sát trưởng.

Thông tư 04/2019/TT-BXD

Chức danh TVGS trưởng trên dấu bản vẽ hoàn công cho vị trí Giám sát trưởng – không nhất quán về định nghĩa người đứng đầu thực hiện giám sát thi công xây lắp giữa các văn bản hướng dẫn.

Về bản chất hai khái niệm này khác nhau và khi lập các hồ sơ cần chú ý để điều chỉnh cho phù hợp.

3. Bổ sung thêm quy định và mẫu báo cáo định kỳ của đơn vị thực hiện giám sát thi công xây dựng.

4. Bổ sung quy định:

“Chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo”Nội dung này  có thể quy định trực tiếp vào hợp đồng dịch vụ tư vấn hoặc theo thông báo riêng của chủ đầu tư.
Các loại báo cáo định kỳ có thể bao gồm:
Báo cáo ngày, báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyển giai đoạn, báo cáo hoàn thành, … tùy theo yêu cầu của từng dự án.

Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư (Mẫu số 04)

Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư (Mẫu số 05).

Các Mẫu Báo cáo giám sát theo Thông tư 04/2019/TT-BXD có thể tham khảo tại đây.

5. Người thực hiện và ký báo cáo định kỳ là Giám sát trưởng.

6. Bổ sung thành phần ký biên bản nghiệm thu:

Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng, ngoài người đại diện pháp luật của đơn vị giám sát thi công xây dựng, bổ sung thành phần giám sát trưởng ký vào biên bản.

Nhận xét:

Với việc làm rõ hơn trách nhiệm quyền hạn của giám sát trưởng và giám sát viên, cùng với việc phân cấp cho giám sát trưởng ký đến báo cáo định kỳ, văn bản này tạo điều kiện cho việc giải quyết và đẩy nhanh các thủ tục về báo cáo cho dự án.

Cùng với nó, trách nhiệm của giám sát trưởng nhiều hơn, quyền hạn cũng nhiều hơn, nhưng thông tư này không đề cập đến việc bổ sung, sửa đổi về chi phí tư vấn nói chung, tư vấn giám sát nói riêng.

Thực tế trong công tác giám sát thi công xây lắp, đã và sẽ xảy ra nhiều tình huống và xung đột cần xử lý giải quyết giữa ba chủ thể là Chủ đầu tư – Tư vấn giám sát – Nhà thầu thi công xây lắp. Một số trường hợp có thêm Nhà thầu tư vấn thiết kế cũng có liên quan. 

Trong nội dung thông tư này chưa đề cập đến những tình huống này. Vì vậy việc xử lý, tác nghiệp vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực kinh nghiệm của các bên trong dự án.

3 comments

Tư vấn giám sát, nội dung, phạm vi công việc và chi phí - Kỹ sư Tư vấn - The Consulting Engineers 04/05/2020 - 2:39 PM

[…] Một số tóm tắt thay đổi, bổ sung liên quan đến công tác giám sát thi công xây lắp của TT 04/2019/TT-BXD so với TT 26/2016/TT-BXD để xem chi tiết hơn, xin vui lòng xem tại đây. […]

Reply
Tư vấn giám sát - Kỹ sư Tư vấn - The Consulting Engineers 03/05/2020 - 10:34 PM

[…] Một số tóm tắt thay đổi, bổ sung liên quan đến công tác giám sát thi công xây lắp của TT 04/2019/TT-BXD so với TT 26/2016/TT-BXD để xem chi tiết hơn, xin vui lòng xem tại đây. […]

Reply
Kỹ sư Tư vấn giám sát trên công trường xây dựng - The Consulting Engineers 09/04/2020 - 10:38 AM

[…] Ngoài ra, một số thay đổi, cập nhật về quyền hạn và trách nhiệm của người Kỹ sư tư vấn giám sát tại Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, trong đó, bổ sung, sửa đổi quy định mới về công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình xin vui lòng xem tại đây. […]

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

You may also like